NHỮNG KIẾN THỨC VỀ TIÊU CHUẨN KHÁNG NƯỚC TRÊN ĐIỆN THOẠI NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Đăng bởi Tâm Anh vào lúc 16/03/2020

 

 NHỮNG KIẾN THỨC VỀ TIÊU CHUẨN KHÁNG NƯỚC TRÊN ĐIỆN THOẠI NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Khả năng kháng nước chống bụi trên điện thoại đã trở thành một quy chuẩn gần như phổ biến trên đường đua tính năng dành cho các dòng điện thoại ngày nay. Tuy nhiên, khái niệm “kháng nước” mà thiết bị di động đem lại không hề giống với nhầm tưởng “chống nước” của một bộ phần người dùng. Hãy cùng Worldphone dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn kháng nước trên điện thoại di động để tránh những sai lầm đáng tiếc nhé!

  1. CHUẨN IP KHÁNG NƯỚC LÀ GÌ?

Một khái niệm khá quen thuộc khi nhắc tới tiêu chuẩn kháng nước chính là IP - cụm chỉ thị mức chống lọt bụi, cát của thiết bị. Chỉ số IP càng cao đồng nghĩa khả năng kháng nước và bụi càng tốt. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là tính năng KHÁNG NƯỚC được nhà sản xuất gửi gắm để đề phòng những trường hợp bất đắc dĩ, chứ không hề hoàn toàn chống nước như nhiều người vẫn lầm tưởng. 

Chuẩn IP là chỉ số kháng nước của điện thoại nhưng không có nghĩa 100% chống nước trên mọi hoàn cảnh

Chuẩn IP là chỉ số kháng nước của điện thoại nhưng không có nghĩa 100% chống nước trên mọi hoàn cảnh

Theo như Apple khả năng kháng nước và kháng bụi không tồn tại vĩnh viễn, sức kháng của nó có thể giảm do hao mòn thông thường. Do vậy, việc ỷ lại hoàn toàn vào chuẩn kháng nước là điều không nên.

Mỗi loại chuẩn IP sẽ mang một ý nghĩa và độ kháng khác nhau, bạn có thể phân biệt dựa trên ký hiệu số. Dưới đây chính là phần giúp bạn hiểu rõ hơn về các chuẩn kháng nước IP phổ biến hiện nay.

 

  1. CÁC LOẠI CHUẨN IP VÀ Ý NGHĨA CON SỐ

Chỉ số IP68 thường thấy - vậy ý nghĩa các con số là gì?

Chỉ số IP68 thường thấy - vậy ý nghĩa các con số là gì?

Để đọc được chỉ số của chuẩn IP, hãy ghi nhớ vị trí và ý nghĩa những con số như sau:

Chữ số đầu tiên trên ký hiệu chuẩn kháng nước biểu thị mức độ bảo vệ của thiết bị đối với tác động từ các vật thể bên ngoài dạng rắn. Được biểu thị từ số 1 - mức bảo vệ khỏi những lần chạm từ bàn tay, đến cao nhất là số 6 - khả năng chống bụi hoàn toàn.

Con số đầu tiên trên mục chỉ số IP mang ý nghĩa mức độ bảo vệ

Con số đầu tiên trên mục chỉ số IP mang ý nghĩa mức độ bảo vệ 

Đa số các smartphone cao cấp hiện nay đều có chuẩn IP67 và IP68 là hai mức phổ biến nhất, trong đó số 6 biểu thị cho khả năng chống bụi hoặc bụi bẩn cực độc hại len lỏi vào thiết bị sau khi tiếp xúc trực tiếp với điện thoại trong vòng 7-8 giờ.

Chữ số thứ hai trên ký hiệu chuẩn kháng nước thể hiện khả năng chống nước xâm nhập. Được bắt đầu từ 1 - mức kháng lại các khối chất lỏng ngưng tụ cho tới 8 - mức độ chịu lực nước ở độ sâu trên 1m. Bạn có thể đối chiếu với bảng dưới đây để hiểu hơn: 


Con số thứ hai biểu thị khả năng kháng nước và thời gian chịu đựng

Con số thứ hai biểu thị khả năng kháng nước và thời gian chịu đựng

 

Nôm na có thể hiểu IP67 là thiết bị có khả năng kháng nước ở độ sâu 1m trong vòng 30 phút, trong khi đó iP68 mạnh hơn chút đỉnh với khả năng kháng nước ở độ sâu 1.5m cùng thời gian tương tự.

Có một lưu ý là tiêu chuẩn IP chính xác nhất khi thiết bị tiếp xúc với nước ngọt (nước thông thường), nên không có gì đảm bảo là thiết bị sẽ được an toàn khi chìm trong các loại chất lỏng khác như bia, rượu, soda, coca hay cà phê. Do đó nếu điện thoại của bạn có trót bị “tắm” trong những chất lỏng trên hãy nhanh chóng làm khô ngay lập tức để tránh hư hại.

Tiêu chuẩn kháng nước đúng nhất với nước thông thường, không có các hóa chất tạo màu mùi hay bám dính

Tiêu chuẩn kháng nước đúng nhất với nước thông thường, không có các hóa chất tạo màu mùi hay bám dính

  1. MẸO CỨU ĐIỆN THOẠI KHI BỊ NƯỚC VÀO

Như bạn có thể thấy, chuẩn kháng nước trên điện thoại mang tính hỗ trợ và không hề có khả năng hoàn toàn chống nước cho những điều kiện nhất định. Dó đó, việc sắm cho mình kiến thức “cứu hộ” khi điện thoại chết đuối là điều vô cùng cần thiết. Hãy tham khảo một số cách sau đây!

Bước 1: Tắt nguồn, tháo SIM

Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi vớt điện thoại khỏi bề mặt chất lỏng là hãy tắt nguồn để hạn chế nguy cơ chập IC. Sau đó, hãy tháo khe sim ra và rũ nước bởi khe sim làm nơi đầu tiên mà nước muốn lọt vào.

Tắt máy, tháo sim là bước đầu tiên phải làm khi điện thoại dính nước

Tắt máy, tháo sim là bước đầu tiên phải làm khi điện thoại dính nước

Bước 2: Làm khô nhanh chóng

Đầu tiên, hãy sử dụng một chiếc khăn mềm thấm hút tốt để làm khô máy. Tuyệt đối không dùng máy sấy vào lúc này vì lực thổi của máy sấy sẽ đẩy nước vào sâu hơn gây hỏng linh kiện.

Dùng khăn mềm lau khô và tuyệt đối không dùng máy sấy

Dùng khăn mềm lau khô và tuyệt đối không dùng máy sấy

Bước 3: Sử dụng gói chống ẩm Silica Gel

Một trong những các khuyên thông thường sau bước lau khô là bạn có thể bỏ vào hộp chất đầy vật liệu hút nước như gạo rồi chờ đợi trong ít nhất  8h. Tuy nhiên, đây không phải là cách đem lại hiệu quả cao như bạn vẫn nghĩ. Theo như thí nghiệm của Gazelle - công ty chuyên thu mua điện thoại hỏng về sửa rồi đem bán đã chứng minh rằng túi silica chống ẩm có tác dụng thấm hút “đỉnh” hơn rất nhiều. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng các máy Samsung thoát nước dễ hơn iPhone. 

Bạn nên ghim trong nhà những túi hút ẩm silica - loại có thể tìm thấy trong các hộp bánh để dùng cho việc giữ ẩm thông thường đối với một số thiết bị, và có thể là “phao cứu sinh” dành cho điện thoại khi cần.


Sử dụng túi chống ẩm đem lại hiệu quả hơn so với gạo thông thường

Sử dụng túi chống ẩm đem lại hiệu quả hơn so với gạo thông thường

Lời kết:

Hy vọng sau bài viết này bạn có thể bỏ túi cho mình thêm kiến thức về các chuẩn kháng nước trên điện thoại và có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân. Worldphone sẽ tiếp tục đem lại những “mẹo” và kiến thức về các chỉ số điện thoại cho bạn dễ lựa chọn do đó hãy theo dõi fanpage và trang web của chúng tôi để luôn cập nhật được những tin tức bổ ích nhé!

Tags: smartphone
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

WORLDPHONE.VN
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn