TIPS VỆ SINH DIỆT KHUẨN CHO SMARTPHONE - DÙNG ĐIỆN THOẠI THẢ GA KHÔNG SỢ CORONA
Bạn có biết, điện thoại thông minh bẩn gấp 10 lần bồn cầu? Điều tưởng như khó tin lại chính là nghiên cứu được thực hiện và kiểm nghiệm bởi các chuyên gia trên thế giới. Lý do bởi vì chúng ta sử dụng điện thoại ở khắp mọi nơi, nhưng lại không hề để tâm tới việc làm sạch chúng.
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đang tiếp tục lan rộng, việc giữ vệ sinh cho tay và chiếc smartphone mà chúng ta vẫn ôm ấp mỗi ngày là một việc làm cấp thiết. Bạn có thể đeo khẩu trang phòng dịch, nhưng chiếc điện thoại thì không thể do đó chúng ta sẽ có những cách khác để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn cho điện thoại. Trong bài viết này, Worldphone sẽ mách cho bạn những mẹo hữu ích để vệ sinh chiếc điện thoại hiệu quả, đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch Covid-19 và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình nhé!
I. Cách khử trùng cho dế yêu
Để khử trùng sát khuẩn cho chiếc điện thoại thông minh của mình, bạn cần chuẩn bị những thứ sau: Nước cất, cồn Isopropyl (nếu không có thì thay thế bằng cồn 70° hoặc cồn 90°), bình xịt, 2 miếng vải không xơ, tăm bông hoặc tăm gỗ. Hãy lần lượt làm sạch chiếc điện thoại theo những bước sau:
-
Bước 1: Loại bỏ các thiết bị kết nối trước khi vệ sinh
Bạn cần đảm bảo chiếc điện thoại được ở trạng thái sẵn sàng để “tắm táp” bằng việc loại bỏ những kết nối phần cứng. Hãy rút sạc, cáp kết nối, tháo ốp hoặc vỏ bảo vệ điện thoại và bất cứ thiết bị nào đính kèm với điện thoại.
Bạn nên làm sạch tai nghe và bộ sạc riêng trước sau đó tắt nguồn điện thoại và tiến tới việc làm sạch sâu hơn
Hãy tháo tai nghe, ốp hay sạc trước khi tiến hành vệ sinh máy
-
Bước 2: Vệ sinh những "ngóc ngách"
Dùng tăm bông khô, hoặc tăm gỗ lau sạch các vị trí như cổng sạc, mic, loa thoại .
Sử dụng tăm bông để vệ sinh các góc sạc - Ảnh sưu tầm
-
Bước 3: Làm sạch phần thân điện thoại
Đối với các điện thoại có mặt kính ở trước và sau: Dùng cồn Isopropyl với tỷ lệ 60% nước 40% cồn hoặc pha 1 chút dung dịch xà phòng với nước ấm. Nhúng khăn lau vào, vắt kiệt và lau các mặt, cạnh bên của điện thoại.
Sử dụng cồn pha nước cất để làm sạch, không dùng trực tiếp cồn lên bề mặt kính
Đối với điện thoại có dán màn hình, không phải mặt kính: Pha nước cất và cồn 70% theo tỷ lệ 1:1, hoặc pha cồn 90 độ theo tỉ lệ 40% cồn và 60% nước vào bình xịt, xịt vào khăn và lau nhanh các mặt của điện thoại. Nếu không có bình xịt, bạn có thể nhúng khăn vào thẳng dung dịch và vắt nước để khăn chỉ còn ẩm rồi lau.
Sau đó để điện thoại khoảng 15 phút cho cồn bay hơi hết hoặc khô hẳn rồi mới khởi chạy máy
-
Bước 4: Làm sạch phụ kiện điện thoại
Dùng dung dịch cồn ở trên, xịt vào khăn và lau sạch dây sạc, củ sạc, tai nghe, ốp điện thoại. Đối với ốp lưng bằng silicon có thể rửa được, bạn nên dùng xà phòng, rửa sạch dưới vòi nước để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn, virus và lau thật khô trước khi sử dụng
Việc vệ sinh ốp lưng nên được làm thường xuyên, bạn có thể trang bị một chai cồn xịt khuẩn để vệ sinh ốp mỗi khi ra ngoài. Nhưng hãy nhớ để cồn khô hẳn mới cho tiếp xúc cùng điện thoại nhé.
Vệ sinh ốp thường xuyên giúp hạn chế sự trú ngụ của vi khuẩn
II. Những lưu ý NÊN và KHÔNG NÊN khi khử trùng điện thoại
-
Những điều NÊN làm khi khử trùng smartphone
Sử dụng khăn lau kính nên là loại vải microfiber (dùng làm khăn vệ sinh có sẵn trong hộp kính mắt thuốc). Vải microfiber có khả năng loại bỏ 99% các loại vi khuẩn, so với những chất liệu vải thông thường khác có thể loại bỏ đến 30% vi khuẩn.
Sử dụng vải microfiber chuyên dụng để lau máy tránh trầy xước
-
Những điều KHÔNG NÊN làm khi khử trùng smartphone
a. Bạn không nên sử dụng những thứ sau để khử trùng và vệ sinh điện thoại
- Nước rửa kính: Một số điện thoại trang bị lớp chống chói và vân tay và nó có thể bị ăn mòn nếu tiếp xúc với nước rửa kính.
- Bình xịt rửa nhà bếp: Các hãng như Apple không khuyến khích sử dụng sản phẩm tẩy rửa gia dụng để làm sạch iPhone vì có thể gây hại lớp phủ bảo vệ màn hình.
- Giấy vệ sinh: Những mảnh giấy có thể vỡ vụn khi lau nên rất dễ tạo ra vết hằn, thậm chí làm xước màn hình điện thoại.
- Chất tẩy trang: Chất tẩy trang có thể gây hư hại cho bề mặt sản phẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn mềm thấm nước.
- Bình khí nén: Các thành phần của điện thoại rất nhạy cảm, do đó các sản phẩm thổi khí mạnh như bình xịt khí nén có thể gây hư hỏng một số bộ phận, đặc biệt là micro.
- Xà phòng, nước rửa chén: Cũng giống nước ra kính hay bình xịt nhà bếp, các loại nước rửa chén, xà phòng cũng có thể ăn mòn lớp phủ bảo vệ màn hình.
- Giấm: Chỉ nên vệ sinh điện thoại bằng giấm pha thật loãng, hoặc pha với nước cất theo tỉ lệ 50/50 để làm sạch các cạnh bên và mặt lưng, không phải màn hình.
- Khăn lau có cồn thông thường : Những loại khăn chứa cồn này sẽ ăn mòn lớp chống phủ chống mồ hôi tay trên màn hình
Để đảm bảo sức khỏe cho chiếc smartphone, hãy lưu ý những thứ không nên sử dụng khi vệ sinh máy nhé
b. Không nên rửa điện thoại dưới nước
Nhiều người nhầm tưởng rằng khả năng chống nước có trên các điện thoại cao cấp có thể thoải mái để làm sạch dưới dòng chảy của nước. Nhưng thực tế đó là điều không nên làm, tính năng kháng nước chỉ có thể cứu nguy cho bạn trong những lúc vô ý để điện thoại dính nước và ngay lập tức phải làm khô ngay. Nên hãy tuyệt đối đừng lạm dụng tính năng kháng nước bằng việc rửa những chiếc điện thoại như lời đồn nhé.
Không nên lạm dụng tính năng chống nước để làm sạch
Lời kết:
Trên đây là những tips hỗ trợ bạn cách vệ sinh và diệt khuẩn trên chiếc điện thoại mà chúng ta dùng mỗi ngày. Để dễ dàng vệ sinh mà không cần lưu ý lỉnh kỉnh thì hãy sử dụng ốp và tấm dán màn hình để công cuộc vệ sinh hạn chế ảnh hưởng tối đa với điện thoại nhé.
Đừng quên theo dõi Worldphone.vn để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích dành cho thiết bị di động.