Những sự hiểu lầm phổ biến nhất về smartphone hiện nay

Đăng bởi worldphone vào lúc 22/02/2017

Giống như nhiều lĩnh vực khác trong ngành công nghệ, điện thoại tồn tại nhiều hiểu lầm dai dẳng không riêng gì BlackBerry mà các nền tảng khác cũng cần xem xét và nhìn nhận các vấn đề sau đây. Bài viết này sẽ đề cập đến những hiểu sai phổ biến nhất về smartphone hiện nay. 

1. Bluetooth và Wi-Fi Direct ngốn nhiều pin


Bluetooth và Wi-Fi Direct là những công nghệ dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị với tốc độ nhanh, không cần dây. Nhưng liệu những công nghệ này có tốn pin nhiều hay không?

blackberry-wifi-direct_large.png ​

Câu trả lời là không bởi các phiên bản Bluetooth và Wi-Fi Direct mới hiện nay tiêu hao rất ít pin khi không dùng. Chúng chỉ tốn pin khi kích hoạt để truyền file dữ liệu tới thiết bị khác, còn khi không truyền file mà vẫn để bật Bluetooth và Wi-Fi Direct thì mức độ tiêu hao pin không đáng kể.

Ngoại trừ dòng máy BlackBerry Z10 thì các dòng máy sau đó đã có hỗ trợ Wi-Fi Direct để truyền tải qua lại các file tốc độ cao với nhau, Bluetooth cũng dùng để kết nối đến các thiết bị ngoài khác như đồng hồ thông minh, tai nghe bluetooth vì thế chắc hẳn nhiều người dùng sẽ cần đến kết nối tần suất cao trong ngày.

2. Nên để pin cạn hẳn mới sạc lại:


Các công nghệ pin cũ NiCAD và NiMH sẽ bền hơn khi để chúng cạn hẳn mới sạc lại. Có lẽ điều đó khiến nhiều người đến nay vẫn tin rằng để pin cạn mới sạc lại sẽ tốt hơn. Tuy vậy, các công nghệ pin mới hiện nay như Lithium-ion không có vấn đề hiệu ứng nhớ như các pin NiCAD và NiMH đời cũ. Thậm chí, với các pin mới hiện nay, lời khuyên của các chuyên gia và các hãng sản xuất là không nên để cạn mới sạc.

P1010287.jpg ​

Tuy vậy, một số chuyên gia vẫn khuyên người dùng nên để cạn pin và sạc đầy một lần sau 3 tháng hoặc sau khoảng 40 chu kỳ sạc. Việc này không phải để tăng tuổi thọ pin mà là để hiệu chuẩn, giúp thông số phần trăm pin hiển thị trên màn hình điện thoại chính xác.

3. Cấu hình cao hơn sẽ có hiệu năng tốt hơn:


Hiểu sai này nhiều khi là đúng nhưng thực tế thì cấu hình cao hơn không phải là yếu tố đủ tin cậy để khẳng định về hiệu năng. Android có vô số thiết bị ra mắt mỗi năm và một số máy có cấu hình rất ấn tượng. Tuy nhiên, có cấu hình cao chưa hẳn đã là điện thoại tốt và chạy mượt, BlackBerry tuy rằng không lỗi thời về chất lượng phần cứng nhưng hệ điều hành BlackBerry 10 chiếm rất ít tài nguyên và ít ngốn RAM do đó hoàn toàn có thể chạy và áp dụng trên các dòng máy tầm trung như Z3 hay BlackBerry Leap.

image.jpg ​

Camera trên điện thoại là minh chứng rõ ràng nhất khi nhắc đến cuộc đua cấu hình. Thực tế, camera 12MP có thể chụp ảnh tệ hơn nhiều camera 8MP ở tất cả yếu tố ngoại trừ kích cỡ bức ảnh, đơn giản như BlackBerry Passport tuy camera chụp rất tốt nhưng lấy nét cực chậm và có thể thiên về Macro hơn các dòng máy như Z30 hay Q10 thì lấy nét khá nhanh. Điều tương tự áp dụng với các bộ vi xử đa lõi, bộ xử lý phải kết hợp hoàn hảo vơi bộ nhớ RAM nếu không sự bù trừ cũng sẽ khiến máy hoạt động không thực sự tốt.

Thực tế, ngoài cấu hình còn có nhiều yếu tố khác tác động đến hiệu năng như hệ điều hành hay chất lượng ứng dụng cài đặt vào điện thoại. Nói tóm lại, cấu hình đôi khi là cách để các nhà sản xuất ve vãn người dùng, đừng để bị lừa nhé các bạn.

4. Chỉ nên dùng củ sạc đi theo máy:


Ở khía cạnh nào đó, hiểu lầm này tồn tại sẽ giúp các nhà sản xuất kiếm lời. Trong khi lợi nhuận của smartphone càng ngày ít đi thì thị trường phụ kiện là mảng có thể mang lại nhiều doanh thu cho các nhà sản xuất. Hiểu lầm này cũng là động lực để bạn bỏ ra từ 400.000 đồng đến cả triệu đồng để mua củ sạc chính hãng.

1435550.jpg ​

Thực tế thì các củ sạc được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn đều có thể dùng an toàn với smartphone. Cái mà chúng ta cần phân biệt ở đây là sự khác nhau về chất lượng giữa củ sạc của những sản xuất tên tuổi và hàng kém chất lượng, giá rẻ của các công ty Trung Quốc vô danh. Các hãng chất lượng như Belkin hay Amazon và nhiều công ty khác có thể dùng an toàn với điện thoại và có chất lượng không kém gì củ sạc gốc của Apple và các nhà sản xuất điện thoại Android khác. Trong khi đó, sản phẩm kém chất lượng giá rẻ của các công ty Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì thế khi sạc pin các bạn kiếm các hãng lớn và so sánh đầu ra của các củ sạc, nếu chênh lệch nhau không đáng kể thì chúng ta cứ mạnh dạn sạc cho thiết bị của mình. Giống như khi trước với PlayBook, khi sử dụng cục sạc đầu ra bé hơn thì sảy ra tình trạng hơi loạn cảm ứng và lâu đầy pin, khi sạc cao hơn một chút thì hơi nóng máy nhưng nhanh đầy pin...

5. Sạc điện thoại qua đêm làm hại pin:

watermarked-ok men.jpg 

Đây là hiểu lầm đã từng đúng trong quá khứ. Nhưng pin và các công nghệ sạc đã được cải tiến và bây giờ thì điều này hoàn toàn sai. Các công nghệ pin cũ không đủ thông minh để nhận ra khi nào thì pin đầy, do đó sạc qua đêm kéo kài sẽ làm giảm dần tuổi thọ pin. Cơ chế sạc hiện nay đã thông minh hơn. Một khi điện thoại đầy pin, nó sẽ ngắt nguồn điện sạc vào. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sạc cho smartphone trước khi đi ngủ.

6. Tháo SIM và đặt chế độ máy bay sẽ giúp bạn không bị theo dõi:

Điều quan trọng đầu tiên cần hiểu là trừ khi bạn là kẻ khủng bố hay đang trốn nã, nếu không thì cơ quan pháp luật thực sự không cần hoặc không muốn theo dõi bạn.

Đầu tiên là nói về chế độ máy bay (airplane mode). Đặt điện thoại ở chế độ máy bay sẽ tắt Wi-Fi và dịch vụ di động, nôm na là chuyển điện thoại của bạn sang chế độ "không làm phiền". Ở chế độ này, người khác sẽ không thể liên lạc được với bạn.

maxresdefault.jpg ​

Như chúng ta biết, điện thoại có hai hệ thống điều hành. Hệ thống đầu tiên kết nối với mạng di động, còn hệ thống thứ hai là giao diện trực tiếp giữa điện thoại và người dùng. Khi bạn để điện thoại ở chế độ máy bay, nó sẽ vô hiệu một phần của hệ điều hành nhưng phần còn lại của điện thoại liên lạc với các mạng di động vẫn hoạt động. Bởi vậy, việc bật chế độ máy bay vẫn có thể bị theo dõi.

Tháo SIM cũng không có tác dụng bởi điện thoại vẫn có những thành phần định danh được tích hợp sẵn có thể bị các thiết bị theo dõi di động hoặc các trạm thu phát sóng di động giả mạo phát hiện. Những thiết bị này được nhiều cơ quan tình báo, quân sự và hành pháp của Mỹ sử dụng.

Cách duy nhất để tránh bị theo dõi là tháo pin điện thoại. Nhưng nếu bạn dùng các điện thoại pin liền như BlackBerry Passport, iPhone 6 hay Samsung Galaxy S6 thì lựa chọn thực tế duy nhất là từ bỏ điện thoại hoặc sắm một chiếc túi chống theo dõi (như túi bảo vệ điện thoại Ska-Direct) hoạt động như cái lồng Faraday dành cho điện thoại.

7. Thiết lập độ sáng tự động tiết kiệm pin:

IMG_20141111_193329.png 

Đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, điều chỉnh độ sáng tự động có giúp tiết kiệm đôi chút pin bằng cách làm giảm độ sáng màn hình phù hợp môi trường. Nhưng bản thân cảm biến ánh sáng cũng sử dụng nhiều pin khi nó liên tục yêu cầu CPU xử lý dữ liệu thu thập được để đưa ra quyết định giảm hay tăng độ sáng màn hình thích hợp với môi trường xung quanh. Rất may cảm biến ánh sáng trên BlackBerry chỉ phục vụ trong một số trường hợp như tự sáng đèn bàn phím,...

8. Bản chất nguồn mở của Android làm nền tảng này rủi ro hơn:

2015083109362419472.jpg

Phần mềm mã nguồn mở đúng như tên gọi của nó là một nền tảng rất mở, cho phép tiếp cận sâu bên trong của hệ điều hành. Mới đây chúng ta đã nghe nhiều thông tin về chiếc BlackBerry tiếp theo sẽ chạy hệ điều hành Android khi ra mắt, nhưng có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Android là hệ điều hành an toàn. Điểm không an toàn là các ứng dụng. Bản chất mở của kho ứng dụng Android và khả năng cài các ứng dụng từ bên ngoài kho ứng dụng chính thức của Google làm cho điện thoại Android dễ bị lợi dụng hơn so với BlackBerry, một nền tảng được quản lý và bảo mật chặt chẽ.

Tham khảo: BBVN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

WORLDPHONE.VN
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn