Moto M - smartphone tầm trung có vỏ kim loại, chống nước

Đăng bởi worldphone vào lúc 17/06/2017

 

Thiết kế

 

Cũng như Galaxy J7 Prime hay F1s, Moto M sử dụng thiết kế vỏ kim loại nguyên khối thay vì vỏ nhựa như Xperia XA1. Hơn các đối thủ, sản phẩm được trang bị khả năng chống nước nhẹ, tức không thể ngâm nước nhưng vẫn sử dụng được dưới thời tiết mưa nhẹ hay nhỡ may bị nước hắt vào. 

Thiết kế an toàn và thiếu cá tính như Sony Xperia XA1, thay vào đó Moto M đi theo phong cách thiết kế của số đông như Samsung và Oppo. Mặt lưng kim loại được bo cong nhẹ về hai bên, tạo cảm giác cầm chắc và cứng cáp. Cảm biến vân tay nằm ở lưng nhưng vị trí này vừa tay dễ thao tác. Nó còn hoạt động ngay cả khi màn hình tắt, giúp cho việc mở khoá máy nhanh. 

 

Mẫu smartphone Android tầm trung Moto M đang có giá bán từ 6 đến 7 triệu đồng.

 

 

Nếu so với F1s hay Galaxy J7 Prime, các đường nét ở bộ vỏ kim loại của Moto M sắc nét, tạo cảm giác chất lượng hoàn thiện tốt hơn. Điểm đáng khen là cổng kết nối microUSB truyền thống đã được thay thế bằng USB-C. Đây là mẫu Android tầm trung hiếm hoi sử dụng cổng kết nối thế hệ mới, giúp cho việc cắm cáp tiện lợi hơn thông thường. 

Phía trước của Moto M đơn giản vì mặt kính phủ toàn bộ ra hết viền. Máy cũng không sử dụng dãy phím cảm ứng riêng, mà bố trí kiểu phím ảo bên trong màn hình, vì thế ảnh hưởng đến phần nào không gian hiển thị nội dung của màn hình bên trong. 

Nhìn chung, Moto M không phải là một mẫu Android tầm trung có ngoại hình nổi bật. Tuy nhiên, đây vẫn là sản phẩm có thiết kế tốt khi tích hợp đủ công nghệ mới, chất liệu vỏ kim loại và còn thêm khả năng chống nước cấp độ nhẹ. 

Màn hình 

 

moto-m-smartphone-tam-trung-co-vo-kim-loai-chong-nuoc-1

 

Đây là một số ít điểm hấp dẫn của Moto M khi đặt cạnh các sản phẩm tầm trung khác, kể cả những model đang rất ăn khách như F1s hay J7 Prime.

 

Model này được trang bị màn hình LCD với tấm nền IPS, thể hiện màu sắc tươi và góc nhìn rộng, tốt hơn màn hình TFT trên J7 Prime. Người dùng có thể tối ưu màu sắc theo hai chế độ tiêu chuẩn hoặc sặc sỡ. Còn so với F1s, độ phân giải Full HD của Moto M thể hiện hình ảnh sắc nét hơn hẳn độ phân giải của đối thủ chỉ có HD 720p. 

Thiếu sót nhỏ nhưng bỏ qua được ở mẫu Android tới từ Lenovo là việc màn hình không có chế độ bảo vệ mắt.

Hiệu năng và tính năng

Moto M nằm trong nhóm smartphone tầm trung có thông số kỹ thuật cao khi sở hữu dung lượng RAM lên tới 4 GB, trong khi hầu hết vẫn có RAM 3 GB. Nhưng không dùng vi xử lý của Qualcomm, sản phẩm được trang bị chip Helio P15 64-bit 8 nhân tốc độ 2,2 GHz của MediaTek, thông số kỹ thuật tương đương với Snapdragon 625. Về lý thuyết, Moto M có vi xử lý tốt hơn cả Galaxy J7 Prime lẫn F1s và F1s 2017. 

 

So sánh cấu hình Moto M với các smartphone Android cùng tầm tiền.

 

 

Trong nhóm Android tầm giá 6 đến 8 triệu đồng, đây là một sản phẩm đem lại trải nghiệm sử dụng nhanh và mượt, nhưng nhờ chính vào hệ điều hành và phần mềm. Moto M nằm trong số ít Android tầm trung giờ chạy hệ điều hành Android 7.0 Nougat, thay vì Android 6.0 MarshMallow. 

Trải nghiệm mượt mà do sử dụng hệ điều hành Android gốc, nhưng đổi lại, người dùng không có thêm nhiều tiện ích và tính năng mở rộng, giao diện cũng không được tuỳ biến bắt mắt như TouchWiz trên Galaxy J7 Prime hay ColorOS của F1s. Nhìn chung, nếu là người thích mày mò, thích sự linh hoạt của Android và tự làm chủ thiết bị, Moto M là mẫu Android khá phù hợp cả về giá lẫn phần mềm.

Camera và âm thanh

Khả năng chụp hình của Moto M không phải là điểm mạnh, thậm chí còn thiếu tính năng nổi trội để thu hút người dùng, nếu so với các đối thủ tầm trung khác.

Thông số kỹ thuật tốt với camera chính 16 megapixel, tích hợp công nghệ bắt nét theo pha. Camera trước độ phân giải 8 megapixel và có đèn flash riêng để trợ sáng. Nhưng so với camera kép trên GR5 2017 hay tính năng chụp chuyên chụp ảnh selfie ở F1s, sản phẩm vẫn không để lại ấn tượng nào. Điểm sáng hiếm hoi ở Moto M là chế độ camera có riêng một chế độ chụp chuyên nghiệp, giao diện dễ dùng khá giống với Nokia Lumia.

Chất lượng ảnh từ camera chính 16 megapixel cũng chỉ ở mức chấp nhận được. Ảnh cho độ chi tiết cao và thể hiện sự tách biệt rõ ràng giữa các vùng khác nhau, thậm chí ngay cả ở điều kiện thiếu sáng, nhưng đổi lại là nhiễu. Màu sắc có phần hơi “tẻ nhạt” khi không đi theo xu hướng đậm màu, nịnh mắt như một số model tầm trung khác như Oppo F1s, GR5 2017 hay Sony Xperia XA, XA1. Thuật toán khi chụp HDR chưa ổn khi dễ tạo ra bóng mờ.

Giống như một số smartphone trước kia của Lenovo và Motorola, model này được trang bị công nghệ âm thanh Dolby Atmos. Nó đem lại các thiết lập tối ưu âm thanh cho từng nhu cầu lúc xem phim, nghe nhạc hay chơi game. Nhưng thiếu sót ở Moto M là không có loa kép. Âm thanh lớn nhưng hơi chói khi mở lớn, thiếu sự sống động như loa kép kiểu BoomSound của HTC.

Thời lượng pin

Dung lượng 3.050 mAh không phải là ít ỏi nhưng thời gian sử dụng thực tế của Moto M chưa tốt. Nếu dùng 2 sim và là tín đồ của các mạng xã hội, Moto M không đáp ứng được khi thời gian sử dụng trung bình thường chưa được một ngày.

Kết quả đánh giá pin bằng công cụ PC Mark cho thấy thời gian dùng liên tục sau mỗi lần sạc đầy của Moto M chỉ được hơn 5 giờ, thấp hơn mức trung bình của nhiều smartphone hiện giờ tới 1 tiếng. Nếu so với F1s hay Galaxy J7 Prime, Moto M không ổn bằng. Dù vậy, điểm gỡ gạc cho Moto M là hỗ trợ sạc nhanh.

 

moto-m-smartphone-tam-trung-co-vo-kim-loai-chong-nuoc-12

 

 

Nhìn chung, Moto M là một lựa chọn tầm trung hợp lý trên thị trường hiện giờ, nhờ đáp ứng ổn được số đông. Từ tính năng cho tới thiết kế đều ở mức vừa đủ, chấp nhận được. Nhưng sản phẩm thiếu những tính năng đặc sắc ví dụ camera selfie cho người trẻ hay hiệu năng khủng, pin lâu cho người thích chơi game, giải trí trên di động. 

Tham khảo: Vnexpress.net

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

WORLDPHONE.VN
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn