HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG NGHỆ BẢO MẬT DI ĐỘNG
Công nghệ di động ngày càng phát triển, nhu cầu lưu trữ cá nhân càng gia tăng và đó cũng là điều thúc đẩy công nghệ bảo mật phát triển mạnh mẽ. Hãy cùng Worldphone điểm danh những công nghệ bảo mật trên điện thoại di động từ thủ sơ khai đến bây giờ nhé!
-
Bảo mật bằng mật mã
Là phương pháp bảo mật sơ khai nhất, bảo mật bằng mật mã không chỉ xuất hiện ở những chiếc điện thoại cũ mà vẫn còn được duy trì cho đến tận bây giờ cùng với sự hỗ trợ của những dạng bảo mật khác. Với dạng bảo mật này, người dùng sẽ thiết lập một chuỗi ký tự, số, ký tự đặc biệt thường là từ 6 ký tự trở lên tạo thành một mật khẩu trên thiết bị mà chỉ những người biết đến mật khẩu mới có thể sử dụng thiết bị.
Bảo mật bằng mật mã
Có thể nói đây vẫn là lớp rào bảo vệ khá cao và khó bị phá bỏ trừ khi bạn lỡ dại tiết lộ mật khẩu hoặc … quên mất nó.
-
Bảo mật bằng hình vẽ
Đứng sau bảo mật ký tự chính là bảo mật hình vẽ hay còn gọi là pattern password. Đây là phương pháp bảo mật được trưng dụng khi các điện thoại cảm ứng ra đời. Người dùng sẽ thiết lập mật khẩu bằng cách nối những điểm trên khung gồm 3x3 điểm.
Bảo mật hình vẽ được coi là biện pháp khó đoán hơn, cũng tiện dụng hơn các hình thức nhập password và mã PIN nhưng đây cũng là nhược điểm nếu ai đó nhanh mắt nhìn thấy đường nối của bạn và sử dụng nó khi không được cho phép.
Hiện nay bảo mật hình vẽ chỉ đang sử dụng được trên điện thoại Android.
Bảo mật bằng hình vẽ
-
Bảo mật vân tay - Fingerprint
Mở đầu cho cuộc cách mạng bảo mật sinh trắc chính là bảo mật vân tay. Phương pháp bảo mật này giúp chúng ta loại bỏ những trường hợp như: quên mật khẩu, cảm thấy quá mất thời gian với việc bấm mật khẩu khi cần gấp. Mọi việc được giải quyết một cách nhanh chóng chỉ với một lần chạm nhẹ vào cảm biến vân tay.
Về ưu thế, khả năng bảo mật của cảm biến vân tay cũng ở mức rất cao, để làm ra một cái vân tay giả cũng không phức tạp lắm, nhưng giả đến mức lừa được chiếc smartphone thì có vẻ không khả thi với người dùng phổ thông.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp bảo mật này là sẽ khá phiền toái nếu bạn có tật ra mồ hôi tay hoặc ngón tay ẩm không thể nhận diện được vân tay.
Bảo mật vân tay - Fingerprint
-
Bảo mật vân tay dưới màn hình
Bên cạnh bảo mật sinh trắc vân tay ở nút home thông thường, công nghệ sinh trắc hiện đại còn được nâng cấp với cảm biến nhận diện “chạy” khá nhiều vị trí. Cụ thể có thể nhắc tới hệ thống vân tay ẩn dưới màn hình.
Bảo mật vân tay dưới màn hình
Đây là phương pháp tối ưu được thiết kế để loại bỏ phần vân tay vật lý đối với màn hình siêu tràn viền hoặc thiết kế tinh giản cao cấp hơn. Có 2 dạng vân tay phổ biến cho bảo mật dưới màn hình chính là: vân tay quang học và vân tay siêu âm.
- Vân tay quang học: Cơ chế hoạt động nhờ quét ánh sáng lên bề mặt vân tay để lưu trữ và so sánh với vân tay đang nhận diện để quyết định mở khoá hay không. Tốc độ mở khóa của vân tay quang học chậm hơn so với vân tay thông thường và cả siêu âm.
- Vân tay siêu âm: Đây là loại cảm biến cao cấp hơn nhận diện vân tay quang học. Loại bảo mật này được tích hợp một camera ở dưới, ghi lại mọi đường nét (đường vân, lỗ chân lông,...) và sử dụng sóng siêu âm để lưu trữ và nhận diện. Tốc độ mở khoá siêu âm nhanh hơn, đồng thời cũng an toàn và bảo mật hơn so với các phương pháp bảo mật vân tay còn lại.
-
Bảo mật khuôn mặt - Face ID
Tiếp nối công nghệ bảo mật nhận diện chính là công nghệ Face ID- hệ thống nhận dạng khuôn mặt được thiết kế và phát triển bởi Apple vào năm 2017. Đây được coi là bước đột phá về tính năng bảo mật và đem lại tiện ích vô cùng lớn cho người dùng.
Face ID
Trước đây, bảo mật khuôn mặt đa số sẽ nhận diện từ hình ảnh 2D chụp từ camera trước để tạo dữ liệu, công nghệ cũ này cho tính bảo mật và hiệu suất không cao trong các môi trường làm việc phức tạp có sự sai lệch về ánh sáng hoặc khi đối tượng sử dụng mũ,nón hay khẩu trang. Tuy nhiên điều này đã được giải quyết khi công nghệ nhận diện 3D bằng cảm biến hồng ngoại trên IPhone X ra đời. Face ID đã được cải thiện hiệu suất, cũng như độ nhạy giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn, nhận diện chính xác và linh hoạt hơn. Sau khi lưu trữ thông tin gương mặt ban đầu, camera selfie sẽ quét qua gương mặt bạn và so sánh với dữ liệu để quyết định mở khóa hay không.
Face ID được ưa chuộng bởi sự tiện lợi
Ưu điểm của phương pháp này là không cần thao tác nhiều trên màn hình, tuy nhiên đối với một số quan điểm thì đây là hệ bảo mật vẫn có thể ăn gian dễ dàng bằng việc dùng hình ảnh thay thế.
-
Bảo mật quét mống mắt - Iris Recognition
Quét mống mắt là một phương án mới được áp dụng nhằm tăng cường tính bảo mật so với bảo mật vân tay. Trên máy sẽ sử dụng một cảm biến hồng ngoại để phân tích mắt của người sử dụng nhằm mở khoá. Ưu điểm của cơ chế bảo mật này là tính bảo mật cao, không phải thao tác nhiều, khó bị làm giả hoặc phá bỏ. Tuy nhiên, điểm trừ là tốc độ mở khoá hơi chậm, và chưa được áp dụng rộng rãi.
Bảo mật quét mống mắt - Iris Recognition
-
Bảo mật Smart Lock (khóa thông minh)
Khóa bảo mật Smart Lock là tính năng hỗ trợ với bảo mật cơ bản trên máy nhằm tăng tính tiện dụng. Chức năng chủ yếu của dạng khóa này là tự mở khóa khi nhận biết chủ máy đang sử dụng và khoá mật mã khi người lạ cố mở máy. Để sử dụng Smartlock bạn cần có điện thoại Android chạy Android 7.0 trở lên.
Khóa bảo mật Smart Lock
Dưới đây là hai chế độ phổ biến của Smartlock:
- Thiết bị tin cậy (Trusted devices): Điện thoại sẽ tự động mở khóa khi kết nối với các thiết bị thông minh ở khoảng cách gần, ví dụ: đồng hồ thông minh, vòng đeo tay mà không cần hỏi mật khẩu. Các thiết bị sẽ tự động kết nối với nhau qua Bluetooth hoặc NFC
- Địa điểm tin cậy (Trusted locations): Khi bạn chọn địa điểm ở nhà bạn máy sẽ không khoá lại, mật khẩu sẽ hoạt động như bình thường khi bạn rời khỏi địa điểm được cho là tin cậy
-
Cách thức kích hoạt chức năng bảo mật cơ bản
Dưới đây là hướng dẫn cài đặt các chứng năng bảo mật trên các loại máy điện thoại hiện nay:
- Trên điện thoại Android: Cài đặt (Settings) ---> Màn hình khoá hoặc Bảo mật (Lockscreen hoặc Security)---> Kiểu khoá (Lock Type) ---> Chọn kiểu khoá.
- Trên điện thoại iPhone: Cài đặt (Settings) ---> Mã bảo mật (Passcode) ---> Mở mã bảo mật (Turn passcode On) ---> Chọn kiểu mã.
- Trên điện thoại Windows phone: Cài đặt (Settings) ---> Màn hình khoá (Lockscreen) ---> Mật khẩu (PIN lock) ---> Bật.
Lời kết:
Trên đây là chặng đường phát triển và những thế hệ bảo mật đã và đang được tin dùng trên các dòng smartphone từ sơ khai đến hiện đại. Đâu là tính năng bảo mật mà bạn thấy hữu ích và nhiều ưu điểm nhất? Hãy chia sẻ cho Worldphone biết nhé!