Sau thời gian dài sử dụng, bạn sẽ thấy chiếc điện thoại Android của mình hoạt động chậm chạp, thậm chí tình trạng giật lag còn xảy ra thường xuyên hơn. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới nhé!
1. Chậm máy vì lỗi hệ thống
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được ghi nhận, là các ứng dụng bị lỗi khi hoạt động gây ngốn hiệu năng một cách bất thường. Và cách đơn giản, cũng như phổ biến nhất để giải quyết tình trạng chậm, lag là khởi động lại máy.
Khi khởi động, các thông số về dịch vụ chạy ngầm, cấu hình hoạt động được đưa về thiết lập mặc định và giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn. Hiện tại có 2 cách để khởi động lại điện thoại Android như sau:
- Đối với tính trạng thiết bị vẫn đang hoạt động bạn có thể nhấn giữ phím "Nguồn", sau đó chọn "Tắt máy".
- Tuy nhiên,nếu thiết bị của bạn đang bị đơ, không thể chạm cảm ứng thì hãy nhấn đồng thời tổ hợp phím "Nguồn + Giảm âm lượng" để khi hiện Logo rồi thả tay ra.
2. Thanh lọc ứng dụng
Rất nhiều bạn có thói quen cứ thấy ứng dụng này, trò chơi kia hay rồi tải về vô tội vạ mà không cần quan tâm đến nhiều vấn đề khác. Thật sai lầm, vì phần lớn các ứng dụng đều có 1 hoặc nhiều các dịch vụ chạy ngầm, chúng hoạt động kể cả khi bạn không mở lên.
Chính điều này đã gây suy giảm hiệu năng thiết bị và thường xuyên dẫn đến hiện tượng chậm, lag. Một lời khuyên cho bạn là hãy thanh lọc lại danh sách ứng dụng, xóa đi những thứ không cần đến.
3. Xóa dữ liệu ứng dụng
Mình đã từng gặp trường hợp ứng dụng Facebook phình to lên đến hơn 10 GB (chắc dùng 2 năm), tuy dữ liệu cache sẽ giúp người dùng không cần phải tốn dung lượng, thời gian load lại những gì đã xem trước đó, nhưng chính điều này lại làm ứng dụng này bị phình to và hoạt động chậm chạp.
Hãy thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ tạm để thiết bị lúc nào cũng trơn tru, cách thực hiện như sau:
- Truy cập vào Cài đặt > Ứng dụng > Chọn ứng dụng cần dọn dẹp > Xóa dữ liệu Cache, ứng dụng.
4. Nguyên nhân từ thẻ SD
Một số thiết bị có bộ nhớ trong hạn chế, người dùng sẽ chọn phương án lưu trữ dữ liệu trên thẻ nhớ ngoài. Nhưng hãy cẩn thận, tốc độ đọc/ghi của thẻ nhớ liên quan mật thiết đến tốc độ, hiệu năng hoạt động của ứng dụng.
Vì thế nếu tình trạng giật, lag xảy ra thường xuyên đối với 1 số ứng dụng lưu trên thẻ nhớ thì hãy kiểm tra lại chất lượng thẻ, lời khuyên cho bạn là nâng cấp cho mình chuẩn thẻ Class 10 để nâng cao hiệu suất trong quá trình sử dụng.
5. Vô hiệu hóa animation
Nếu thiết bị của bạn có cấu hình phần cứng hạn chế, bộ nhớ RAM bé hơn 2 GB thì nên tắt đi hiệu ứng chuyển cảnh trong menu cài đặt, chi tiết như sau:
- Truy cập vào Cài đặt > Tùy chọn nhà phát triển > Sau đó tắt hình động ở các mục lựa chọn.
6. Dọn dẹp widget
Widget là nơi cung cấp cho bạn những thông tin nhanh về thời tiết, xã hội...tuy nhiên, chính chúng đã góp vài % trong vấn đề giật, lag trên smartphone. Đối với những thiết bị có cấu hình yếu, cũ kĩ thì mình khuyên bạn nên "xóa" chúng đi càng sớm càng tốt.
7. Dùng app Lite
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, các nhà sản xuất liên tục tung ra các bản cập nhật với hàng tá tính năng mới được thêm vào. Điều đó đồng nghĩa với việc ứng dụng của bạn sẽ phình to ra và cần nhiều tài nguyên hệ thống để hoạt động, và chính điều này gây ra nguyên nhân chậm, lag cho smartphone.
Cách khắc phục duy nhất là dùng phiên bản Lite (rút gọn), hiện nay một số ứng dụng phổ biến như Facebook, Messenger, Skype đều có phiên bản Lite. Và bạn dễ dàng tìm thấy chúng trong kho ứng dụng trên điện thoại.
Như vậy mình đã giới thiệu đến bạn 7 cách để khắc phục tình trạng chậm lag trên smartphone Android. Nếu bạn còn có "cao kiến" nào khác, hãy chia sẻ với anh/em ngay bên dưới bình luận nhé!
Tham khảo: TGDĐ