Hiện nay thì Android đã chiếm khoảng 90% thị phần smartphone trên thế giới và trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn ai cũng biết rằng: sau một thời gian dài sử dụng, "ăn roi" sẽ bắt đầu hoạt động chậm chạp và kém ổn định. Và đây là những lý do khiến chúng trở thành như vậy.
1. Hệ điều hành đã trở nên cổ lỗ sĩ
Theo thời gian, các phiên bản hệ điều hành mới lần lượt ra mắt giúp tối ưu hóa phần cứng hơn, chạy mượt hơn,... nói chung là đa số sẽ là tốt hơn. Hãy cập nhật hệ điều hành của mình hoặc ít nhất là các bản vá từ nhà sản xuất để máy của bạn hoạt động với hiệu suất cao và hiệu quả nhất.
Thị phần của các phiên bản hệ điều hành Android tính tới ngày 06/07/2017
2. Để máy tồn tại quá nhiều ứng dụng
Việc cài đặt quá nhiều ứng dụng mà ít khi dùng đến sẽ gây lãng phí dung lượng trong máy của bạn, nhiều trường hợp chúng sẽ khởi động cùng với điện thoại, chạy ngầm kể cả khi chúng ta không bật,... Điều này vô tình sẽ khiến cho máy bạn khởi động lâu hơn, nhanh hết pin, RAM bị chiếm dụng nhiều… Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết hoặc vô hiệu hóa chúng đi.
3. Máy thường xuyên bị đầy bộ nhớ
Khi bị đầy bộ nhớ, máy bạn chắc chắn sẽ bắt đầu hoạt động chậm chạp. Hãy thẳng tay xóa những gì thừa thãi trong máy bạn như các tệp tin tải về không còn cần thiết, cache của ứng dụng,... Tốt nhất là để bộ nhớ trong của máy bạn ở mức 60% tổng dung lượng. Ví dụ đơn giản là nếu điện thoại có bộ nhớ trong 16 GB, bạn hãy cố để không vượt quá ngưỡng 10 GB.
Ngoài ra, nếu bạn còn biết mẹo nào hay thì hãy chia sẻ ngay dưới đây nhé.
Tham khảo: TGDĐ